Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng: Đạt được trạng thái trôi để tập trung trong công việc - Học Cắt Tóc Ở Hà Nội

Breaking News

Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng: Đạt được trạng thái trôi để tập trung trong công việc

Cuộc sống không phải là một vấn đề cần giải quyết. Chỉ cần nhớ rằng phải có thứ gì đó khiến bạn bận rộn làm những điều mình yêu thích trong khi có những người yêu quý bạn ở bên.

Ikigai: Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng là cuốn sách hay, bổ ích nhằm chia sẻ với các bạn những bí quyết sống lâu, sống trường thọ như người Nhật. Đọc xong cuốn sách bạn sẽ học được các bí kíp để áp dụng cho cuộc sống của mình. Cuộc sống có bộn bề đến mấy thì bạn vẫn phải dành thời gian cho bản thân, cho những người mình yêu quý. Biết cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Và đặc biệt chúc các bạn sẽ tìm ra ikigai của chính mình và theo đuổi nó hàng ngày để cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn. Hãy coi ikigai là một nghệ thuật sống. 

VietNamNet xin phép Thái Hà Books trích đăng phần "Đạt được trạng thái trôi để tập trung trong công việc":

Sách 'Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng': Sức mạnh của trạng thái trôi
Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng: Đạt được trạng thái trôi để tập trung trong công việc

Trôi theo dòng chảy

Hãy tưởng tượng bạn đang trượt xuống một sườn núi ưa thích. Tuyết bay phấp phới hai bên như cát trắng. Điều kiện thời tiết vô cùng thuận lợi. Bạn tập trung hoàn toàn vào việc trượt tuyết. Bạn biết chính xác cần di chuyển như thế nào ở mỗi thời điểm. Không có tương lai, cũng chẳng có quá khứ. Chỉ duy nhất có hiện tại. Bạn cảm nhận được tuyết, ván trượt, cơ thể và ý thức kết nối thành một thực thể duy nhất. Bạn hoàn toàn đắm mình trong trải nghiệm, không nghĩ ngợi lung tung hoặc bị bất kỳ điều gì khác gây sao lãng. Bản ngã tan biến, và bạn trở thành một phần của việc mình đang làm. Đó chính là kiểu trải nghiệm mà Lý Tiểu Long mô tả với câu nói nổi tiếng của ông, “Hãy là nước, bạn của tôi”.

Chúng ta đều cảm thấy ý thức về thời gian như biến mất khi tập trung hoàn toàn vào một hoạt động ưa thích. Chúng ta bắt tay vào nấu nướng và thoáng cái, vài tiếng đã trôi qua. Chúng ta dành cả buổi chiều đọc sách và quên đi thế giới đang trôi đến khi chợt nhận ra hoàng hôn đã buông xuống, còn mình vẫn chưa ăn tối. Chúng ta đi lướt sóng và không nhận ra mình đã ở dưới nước bao nhiêu tiếng cho đến tận ngày hôm sau, khi cơ bắp đau nhừ.

Điều ngược lại cũng thường xuyên xảy ra. Khi chúng ta phải miễn cưỡng hoàn thành một công việc nào đó, mỗi phút trôi qua dài như một đời và chúng ta không thể ngừng nhìn đồng hồ. Giống như một câu nói hài hước của Einstein, “Đặt tay lên bếp lò nóng, một phút dài như một giờ. Ngồi bên một cô gái đẹp, một giờ ngắn tựa một phút. Đó chính là thuyết tương đối”.

Điều thú vị là có những công việc được nhiều người thực sự thích thú, trong khi chúng ta lại chỉ muốn làm cho xong càng nhanh càng tốt. Vậy điều gì khiến chúng ta thích làm một việc đến mức quên đi mọi lo lắng trong khi thực hiện? Khi nào thì chúng ta hạnh phúc nhất? Những câu hỏi đó có thể giúp chúng ta khám phá ra ikigai của mình.

Sức mạnh của trạng thái trôi

Những câu hỏi đó cũng là trọng tâm nghiên cứu của nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi về trải nghiệm hoàn toàn đắm mình vào công việc đang làm. Csikszentmihalyi gọi trạng thái này là trôi, và mô tả dưới dạng niềm vui thích, khả năng sáng tạo, và quá trình khi chúng ta hoàn toàn đắm mình vào cuộc sống. Để tìm kiếm hạnh phúc và sống theo ikigai của mình, một trong những yếu tố quan trọng chính là khả năng đạt tới trạng thái trôi này, từ đó có được “trải nghiệm tối ưu”.

Muốn có được trải nghiệm tối ưu, chúng ta phải tập trung tăng cường thời gian cho các hoạt động đưa mình tới trạng thái trôi, thay vì để bản thân bị cuốn vào những hoạt động đem lại niềm vui tức thời – như ăn quá nhiều, lạm dụng ma túy và rượu bia, hoặc vừa xem ti-vi vừa nhồm nhoàm ăn sô-cô-la.

Như Csikszentmihalyi khẳng định trong cuốn sách Flow: The Psychology of Optimal Experience (Trôi: Tâm lý học về Trải nghiệm tối ưu), trôi là “trạng thái hoàn toàn bị cuốn vào một hoạt động đến mức những thứ khác dường như không còn quan trọng; bản thân trải nghiệm cũng thú vị tới nỗi người ta sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn vì những lợi ích tuyệt vời mà trải nghiệm đó mang lại”.

Không chỉ những chuyên gia sáng tạo luôn cần tập trung cao độ mới đạt được trạng thái trôi. Hầu hết các vận động viên, kỳ thủ và kỹ sư cũng dành nhiều thời gian vào các hoạt động giúp họ đạt được trạng thái này. Theo nghiên cứu của Csikszentmihalyi, khi đạt tới trạng thái trôi, một kỳ thủ có cảm nhận tương tự như một nhà toán học đang giải công thức hoặc một bác sĩ ngoại khoa đang thực hiện phẫu thuật. Là một giáo sư tâm lý học, Csikszentmihalyi phân tích dữ liệu từ nhiều người trên khắp thế giới và khám phá ra rằng mọi cá nhân ở mọi độ tuổi và mọi nền văn hóa đều đạt tới trạng thái trôi theo cách giống nhau.

Nhưng khi ở trạng thái đó, điều gì xảy đến với tâm trí chúng ta? Khi trôi, chúng ta tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể mà tuyệt nhiên không sao lãng. Tâm trí đã vào guồng. Điều trái ngược xuất hiện khi chúng ta cố gắng làm việc gì đó trong khi tâm trí lại vướng bận đến những thứ khác.

Một trong những quy tác của Ikagai: Càng vội vã, chất lượng cuộc sống càng giảm. Như người xưa vẫn nói: “Muốn đi xa, hãy đi chậm lại”. Khi chúng ta vứt bỏ sự vội vã sau lưng, cuộc sống và thời gian sẽ mang ý nghĩa mới.

Tình Lê

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi