Breaking News

'Về nhà đi con' đoạt giải xuất sắc giải thưởng văn học nghệ thuật năm 2020

Có lẽ sẽ rất khó có bộ phim nào có thể vượt qua kỷ lục của Về nhà đi con ở hiệu ứng lan toả và các giải thưởng giành được.

Trích đoạn phim 'Về nhà đi con' 

Sáng 17/12, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng văn học nghệ thuật năm 2020.

Theo BTC, năm 2020, có 61/63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố gửi tác phẩm tham dự giải thưởng hàng năm của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Cùng với các tác phẩm có chất lượng cao nhất của các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương tham dự và nhận giải đã làm nên một diện mạo thực sự của Giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Thêm giải thưởng cho 'Về nhà đi con'
Dàn diễn viên trong phim 'Về nhà đi con'.

Số tác giả, tác phẩm dự giải của 61 Hội VHNT tỉnh, thành phố được phân ra các chuyên ngành như sau: Thơ (79 tác phẩm), Văn xuôi (65 tác phẩm), Lý luận phê bình văn học (11 tác phẩm), Mỹ thuật (124 tác phẩm), Nhiếp ảnh (77 tác phẩm), Điện ảnh (3 tác phẩm), Âm nhạc (46 tác phẩm), Múa (4 tác phẩm), Văn nghệ dân gian (5 tác phẩm), Sân khấu (4 tác phẩm).

Với 410 tác phẩm của 61 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố tham dự giải, kết quả BTC trao 74 giải cho 28 Hội. Có 65 tác phẩm đoạt giải (3 giải A, 9 giải B, 17 giải C, 33 giải Khuyến khích và 3 giải dành cho tác giả trẻ).

Thêm giải thưởng cho 'Về nhà đi con'

Giải thưởng phân bố trong các chuyên ngành như sau: Văn xuôi (14 tác phẩm), Thơ (13 tác phẩm), Lý luận phê bình Văn học (05 tác phẩm), Mỹ thuật (11 tác phẩm), Âm nhạc (06 tác phẩm), Điện ảnh (01 tác phẩm), Nhiếp ảnh (10 tác phẩm), Múa (2 tác phẩm), Văn nghệ dân gian (02 tác phẩm), Sân khấu (02 tác phẩm).

BTC cho hay, giải thưởng đã phản ánh khách quan các tác phẩm VHNT của các tác giả là hội viên của các Hội VHNT tỉnh, thành phố vẫn duy trì và đi theo khuynh hướng truyền thống, các tác giả trẻ trong thể hiện có tìm tòi, đổi mới nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống và truyền thống đạo lí của dân tộc. Đặc biệt, nhiều tác phẩm đi vào đề tài thời sự của đất nước như vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới và hải đảo.

Tác phẩm xuất sắc của Hội đề nghị Liên hiệp trao giải thưởng chuyên ngành Điện ảnh Việt Nam là phim Về nhà đi con (phim truyền hình 85 tập) của đạo diễn – NSƯT Nguyễn Danh Dũng. Có lẽ sẽ rất khó có bộ phim nào có thể vượt qua kỷ lục của Về nhà đi con ở hiệu ứng lan toả và các giải thưởng giành được. Đó là: VTV Awards 2019 (Phim truyền hình ấn tượng, Nam diễn viên chính ấn tượng (NSND Trung Anh), Nữ diễn viên chính ấn tượng (Bảo Thanh); Cánh diều 2019 (Cánh diều Vàng (Đạo diễn xuất sắc nhất, Diễn viên triển vọng (Bảo Hân); Bằng khen đặc biệt của Bộ VHTTDL; Mai Vàng 2019 cho Phim được yêu thích nhất; Liên hoan THTQ 2019 (Giải Vàng đặc biệt hạng mục Phim truyền hình, Biên kịch xuất sắc, Nữ diễn viên chính xuất sắc (Thu Quỳnh); We Choice Awards 2019 cho Phim truyền hình của năm. 

Đạo diễn Danh Dũng (ngoài cùng bên phải) cùng các tác giả nhận giải thưởng.

Ở thể loại văn học, tập truyện ngắn Đắng ngọt đàn bà của tác giả Nguyễn Thị Lê Na (Quảng Bình) là khá nhất, được trao giải B. Tập sách có 11 truyện ngắn với nội dung đa dạng, phong phú, đề cập nhiều vấn đề, chuyện từ nhiều năm trước đến hiện tại, có nhiều vốn sống, thể hiện chắc chắn, cốt truyện đơn giản nhưng lôi cuốn người đọc bởi mạch nghĩ của nhân vật. Mỗi truyện ngắn của chị thể hiện những mảnh đời riêng biệt, đầy ắp trăn trở, tiếc nuối để mong tìm đến với cuộc sống thật giản dị, yên bình.

Về Thơ năm nay không có giải A, Giải B được trao cho tác phẩm Giới hạn của tác giả Phan Hoàng Phương, một tác giả nữ quê Hà Tĩnh hiện đang lập nghiệp ở Đà Nẵng. Tập thơ có nhiều bài khá viết về tình yêu và cuộc sống đời thường qua nhiều giai đoạn, cung bậc. Bằng cách nhìn đa chiều, bằng lối viết phóng khoáng, tác giả đã tạo được nét riêng trong thơ mình.

Về Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật năm nay cũng như những năm trước, không có tác phẩm nào thực sự nổi trội, có tầm khái quát cao, đặt ra và giải quyết những vấn đề về lí luận và thực tiễn của văn học nghệ thuật đương đại hiện nay và của đất nước, trong bối cảnh giao lưu mạnh mẽ giữa các vùng, miền, khu vực và quốc tế. Các bài viết nặng về biểu dương, ghi nhận sự cố gắng của tác giả là chính, lấy "dĩ hòa vi quý" là chính, thiếu một góc nhìn phản biện, tranh luận rốt ráo, sòng phẳng.

Về Mỹ thuật, 11 tác phẩm được giải đại diện cao cho sự thay đổi nhanh của mặt bằng mỹ thuật các vùng, miền trong cả nước. Hội đồng chấm giải rất quan tâm về sự xuất hiện mới của các tác giả chưa phải là hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhiều trăn trở về khuynh hướng sáng tác và đã có những thành công ban đầu đáng kì vọng.

Về Âm nhạc, nhìn chung, các ca khúc mang nhiều thể loại, ngôn ngữ nghệ thuật ít sáng tạo, không có phát hiện mới. Tuy nhiên, cũng có những tác phẩm nổi bật như: ca khúc Mũi Cà Mau khắc ghi lời người của Đặng Quốc Hưng (Cà Mau), Ánh sáng niềm tin của Quang Minh (Trà Vinh) ca ngợi quê hương, về những công trình lớn của đất nước, có sự tiếp cận âm nhạc mới, lời ca có ý văn học.

Về Văn nghệ dân gian, tác phẩm xuất sắc của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đề nghị Liên hiệp trao giải thưởng là công trình Tìm hiểu về truyện thơ dân gian Việt Nam của tác giả Triều Nguyên. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về truyện thơ dân gian Việt Nam. Công trình nghiên cứu bao gồm cả truyện thơ người Kinh và truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam theo hướng so sánh. Công trình đã có những luận điểm mới đối với một số truyện thơ cụ thể, ví dụ: kết thúc có hậu không phải là hiện tượng phổ biến của truyện thơ. Văn phong công trình mạch lạc, cấu trúc khoa học.

Về Nhiếp ảnh, tác phẩm xuất sắc là tác phẩm Nghề nuôi mực lá mùa rong biển (ảnh hiện thực) của NSNA Trần Bảo Hòa.

Năm nay, chuyên ngành Sân khấu có 2 tác phẩm Lằn ranh và tập kịch Lòng dân đoạt giải Khuyến khích. 

Chuyên ngành Múa có 2 tác phẩm được giải Khuyến khích. Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam đề nghị trao giải xuất sắc cho tác phẩm Kịch múa Ballet Kiều, tác giả kịch bản và Tổng đạo diễn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, Biên đạo múa: ThS Nguyễn Thị Tuyết Minh và Nguyễn Phúc Hùng.

Chuyên ngành Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề nghị trao giải xuất sắc cho công trình Cột mốc số 0 của KTS. Phạm Trung Hiếu (chủ nhiệm đồ án) và cộng sự. Đây là tác phẩm kiến trúc có nhiều thành công trong sáng tạo một loại hình kiến trúc đặc biệt có ý nghĩa về văn hóa và lịch sử. Cột mốc số 0 đặt tại khu vực di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn.

Tình Lê 

Bảo Thanh hát nhạc phim 'Về nhà đi con' phiên bản Covid

Bảo Thanh hát nhạc phim 'Về nhà đi con' phiên bản Covid

Nữ diễn viên thể hiện ca khúc 'Cảm ơn con nhé' với lời hát cổ động cho giai đoạn chống dịch do Đinh Tiến Dũng viết. 

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi