Bom tấn Hollywood hoãn chiếu vì Covid-19: “Ác mộng” của phòng vé châu Âu
Khi các rạp chiếu phim ở châu Âu dần dần mở cửa trở lại vào giữa tháng 6, những nhà phát hành đã hy vọng rằng, sau vài tuần “khởi động” cho khán giả bằng những bộ phim tài liệu hoặc những bộ phim đã công chiếu trước đó, họ sẽ có những bộ phim bom tấn từ Mỹ để thu hút khán giả vào giữ mùa hè.
Rạp chiếu phim ở châu Âu mở cửa trở lại nhưng không mấy khả quan. |
Tuy nhiên, việc hàng loạt các bộ phim đình đám như “Tenet” của Warner Bros. hay “Mulan” của Disney bị trì hoãn và “The SpongeBob Movie: Sponge on the Run” của Paramount phải huỷ bỏ công chiếu, các nhà phát hành ở châu Âu “đứng ngồi không yên”.
Bất chấp thực tế nền công nghiệp phim ảnh châu Âu cũng rất mạnh, các bộ phim của Hollywood vẫn thống trị những rạp phim tại đây vào mùa hè. Ngay tại Pháp, quốc gia có lượng khán giả lớn nhất châu Âu thì thị phần phim Mỹ cũng đã tăng tới 70% trong mùa phim năm nay theo thống kê của Comscore.
Hai bom tấn được kỳ vọng là phép màu cho Hollywood sau thời gian dài đóng cửa vì Covid-19 đã hoãn lịch chiếu vô thời hạn. |
Dù vẫn có sự đồng cảm cho tình cảnh rất đáng lo ngại của các phim trường Mỹ trước thực tế rằng, việc công chiếu các bộ phim đình đám trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan tràn tại các thị trường chính như Texas, Florida California có thể khiến nhiều rạp chiếu phim hoàn toàn vắng bóng khán giả, nhiều nhà phát hành toàn cầu không khỏi lo sợ mình sẽ trở thành nạn nhân của việc các bộ phim trong nước sẽ chỉ được công chiếu sau ít nhất vài tháng nữa.
Một nhà phát hành lớn của Anh than phiền: “Nếu cộng đồng phát hành không có một bộ phim mới nào trong vài tháng tới, cộng đồng phát hành sẽ không thể tồn tại nữa. Hầu hết, nếu không muốn nói là toàn bộ các rạp chiếu phim chiếu từ 70-80% phim ngoại và giờ họ đang có cảm giác bị quên lãng”.
Các rạp chiếu phim của Anh được phép mở cửa vào ngày 4/7 nhưng các chuỗi rạp lớn như Vue và Cineworld, vốn dự định mở cửa trở lại vào ngày 10/7, đã phải lùi thời gian này sau khi “Tenet” và “Mulan” ùi lịch chiếu vào cuối tháng 6. Cả hai chuỗi rạp này sẽ mở cửa vào ngày 31/7 nhưng lịch trình này vẫn có thể bị trì hoãn lần nữa.
“Chúng ta sẽ xem điều gì sẽ xảy ra với lịch công chiếu phim trước khi đưa ra quyết định cuối cùng bởi sẽ có sự khác biệt nếu một bộ phim có lịch chiếu khác với vài bộ phim khác”, Tim Richards, CEO Vue Intl điều hành chuỗi rạp 91 U.K. chia sẻ.
Đơn vị này có khoảng 81 rạp hoạt động trên khắp châu Âu, bao gồm Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Litva, Ba Lan và Italy. Tất cả đều đang mở cửa nhờ một số lượng rất hạn chế các phim được công chiếu. Tuy nhiên, theo Richards, đó không phải là “mô hình kinh doanh lâu dài và bền vững”.
“Chúng ta có thể xây dựng động lực và niềm tin cho khách hàngc ủa mình nhưng chúng ta không thể sống sót được nếu không có những bộ phim đình đám. Tôi cho rằng, ngành công nghiệp phim ảnh cần có tầm nhìn toàn cầu khi mộ số bang của Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang dần hục hồi và một số bộ phim bắt đầu được công chiếu tại những thị trường đó”, Tim Richards nói thêm.
Lucy Jones, Giám đốc Điều hành của Comscore tại Anh, Ireland, Italy, Trung Đông và châu Phi cho biết, hơn 35% các rạp chiếu phim tại châu Âu đã mở cửa trở lại trong mùa hè. Khán giả rất quan tâm đến những bộ phim bom tấn. Dù vậy, vẫn có những quốc gia chưa dỡ bỏ lệnh phong toả và điều này khiến nhiều hãng sản xuất phim đau đầu cân nhắc lợi ích của việc marketing những bộ phim của mình ra toàn cầu hay chỉ tối ưu hoá lợi nhuận từ thị trường trong nước.
Niềm hy vọng cho các nhà phát hành phim tại Pháp khi gần như toàn bộ các rạp phim ở nước này chính thức mở cửa trở lại vào ngày 22/6. Tuy nhiên, sau tuần đầu tiên thu được gần 1 triệu vé bán ra nhờ những bộ phim như “How to Be a Good Wife”, “De Gaulle” và “Mr Jones” thì những tuần kế tiếp thì số lượng vé bán ra nhanh chóng tụt giảm và chỉ bằng 35% so với lượng vé bán ra trung bình trong tháng 7 nhiều năm trước đó.
Cho đến thời điểm này, chỉ 4 trong số 2.000 rạp chiếu phim mở cửa trở lại trong tháng 6 phải đóng cửa nhưng “nếu như tình hình không được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, sẽ có thêm nhiều rạp phải đóng cửa”, Marc-Olivier Sebbag, người phát ngôn FNCF, chia sẻ.
"Sẽ là một thảm hoạ nếu “Mulan” và “Tenet” tiếp tục bị trì hoãn. Chúng tôi vẫn phải dựa vào 2 bộ phim này bởi chúng tôi không muốn bị quên lãng...", Jocelyn Bouyssy, Giám đốc Điều hành CGR Cinema cho biết. |
“Sẽ là một thảm hoạ nếu “Mulan” và “Tenet” tiếp tục bị trì hoãn. Chúng tôi vẫn phải dựa vào 2 bộ phim này bởi chúng tôi không muốn bị quên lãng nhưng chúng tôi cũng không biết mình có thể chống chọi đến bao giờ”, Jocelyn Bouyssy, Giám đốc Điều hành CGR Cinemas, cụm rạp lớn thứ 2 tại Pháp, cho biết.
Đối với Nathanaël Karmitz, CEO của MK2, một cụm rạp phim nghệ thuật có 30 rạp chiếu tại Paris và Tây Ban Nha, cuộc khủng hoảng của các nhà phát hành do thiếu hụt phim bom tấn từ Hollywood đã phơi bày “sự phụ thuộc nguy hiểm” vào các phim của Mỹ và sự cần thiết phải sản xuất các bộ phim đình đám của châu Âu.
Trước đó, hồi cuối tháng 6, Uỷ ban Phim Quốc gia Pháp đã đưa ra một giải pháp hỗ trợ tài chính nhằm khuyến khích các nhà phân phối và sản xuất phim công chiếu phim của mình trước ngày 30/8. Tuy nhiên, chỉ một vài nhà phân phối như Gaumont và Pathé đạt được điều này. Giải pháp tương tự cũng được Đức đưa ra.
Một nghịch lý đang diễn ra là rất nhiều nhà phân phối độc lập đã công chiếu nhiều bộ phim của mình để lấp vào chỗ trống mà các bộ phim bom tấn của Mỹ để lại. Theo Comscore, số lượng phim trong nước chiếu tại Pháp, Đức, Na Uy và Thuỵ Điển trong tháng qua đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi khi làn sóng phim bom tấn từ Hollywood đổ bộ vào châu Âu trong vài tháng tới.
Tuy nhiên, nhiều nhà phát hành vẫn cho rằng, số lượng phim nội địa dù rất lớn nhưng vẫn là chưa đủ. “Chúng tôi không thể ngồi yên chờ đợi nữa”, Peter Fornstam, CEO của Svenska Bio, chuỗi rạp phim tại Thuỵ Điển dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 31/7 cho biết: “Chúng tôi sẽ phải mở và hy vọng các nhà sản xuất phim Mỹ sẽ đưa phim đến”./.
No comments