Breaking News

Ban nhạc khiếm thị Hy Vọng ước được sống bằng nghề

Thành lập đến nay đã 16 năm, ban nhạc khiếm thị Hy Vọng với các thành viên được đào tạo bài bản tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cùng dàn hợp ca Hy Vọng đã từng được biểu diễn ở nhiều sự kiện quan trọng, những sự kiện mang tính ngoại giao, diễn cho các đại sứ quán, biểu diễn cả ở nước ngoài...

Tuy nhiên, cho đến bây giờ, họ vẫn chưa có một nơi của riêng mình để biểu diễn cho khán giả mà chỉ trông đợi vào những lời mời từ các đơn vị tổ chức. Các thành viên trong ban nhạc cũng phải làm kiêm nhiều việc để có thu nhập trang trải cuộc sống chứ vẫn chưa thể sống được bằng âm nhạc.

ban nhac khiem thi hy vong uoc duoc song bang nghe hinh 1
Nghệ sĩ Trần Quốc Hoàn - trưởng ban nhạc Hy Vọng.

Học nhạc cụ khó gấp đôi, vất vả gấp đôi

Ban nhạc Hy Vọng được thành lập vào năm 2004, xuất phát từ ý tưởng của nghệ sĩ Tôn Thất Triêm với mong muốn lan tỏa niềm đam mê, gìn giữ, phát huy nét đẹp của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Các thành viên khi đó đều là những sinh viên đang học tại Khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Với nhiều người, âm nhạc là nhịp cầu, là sự kết nối của trái tim và là một cách để giãi bày những cảm xúc không nói được thành lời. Khá nhiều người khiếm thị học nhạc như một sở thích. Tuy nhiên, để có thể chơi thành thạo được một nhạc cụ và biểu diễn được trên sân khấu lớn không phải là điều dễ dàng với người khiếm thị.

Nghệ sĩ Trần Quốc Hoàn, trưởng ban nhạc Hy Vọng tâm sự: “Học nhạc không chỉ cần thiên phú mà còn phải có cả sự khổ luyện. Với người bình thường, việc học và luyện đã khó rồi thì với chúng tôi còn khó gấp đôi.

Chúng tôi không thể nhìn được nhạc phổ, tất cả mọi thứ: từng nốt, từng câu, từng đoạn đều phải học bằng cách ghi nhớ. Ngày xưa, Internet, công cụ ghi âm chưa phổ biến nên chúng tôi phải học thuộc ngay tại chỗ khi thầy cô dạy. Bây giờ thì đỡ vất vả hơn, có thể ghi âm về nhà học dần. Nhưng học xong rồi, chúng tôi lại gặp khó khăn trong việc sử dụng đàn, phải lần mò đánh cho đúng nốt, đúng nhịp”.

Chính vì sự khó khăn đó mà không có quá nhiều nghệ sĩ khiếm thị có thể chơi được nhạc cụ chuyên nghiệp. Hiện nay ban nhạc Hy Vọng chỉ có 7 thành viên (6 nam, 1 nữ) chơi những nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, sáo trúc, đàn tranh, đàn nguyệt, trống.

Bài "Tiếng Việt" - Nhóm Hy vọng, họa sĩ Vũ Đình Tuấn và Lê Xuân Khoa

Từ khi được thành lập, nhóm đã được biểu diễn trên nhiều sân khấu lớn nhỏ khác nhau và đặc biệt vinh dự khi được xuất hiện trong các sự kiện mang tính ngoại giao và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả. Ngoài diễn các bản nhạc truyền thống, mang tính chất học thuật, kỹ thuật cao thì ban nhạc cũng chơi những bản nhạc trẻ, nhạc nước ngoài để tạo sự thu hút với khán giả.

Tuy nhiên, cho đến giờ ban nhạc vẫn chưa có một nơi của riêng mình để được thường xuyên chơi nhạc thỏa mãn đam mê. Cơ hội lên sân khấu của họ chỉ trông chờ vào những lời mời không biết khi nào mới có.

Nghệ sĩ khiếm thị chưa thể sống được bằng nghề

Nghệ sĩ đàn bầu Trần Quốc Hoàn cho biết, hiện giờ không có nghệ sĩ khiếm thị nào sống được bằng nghề bởi việc biểu diễn chưa đem lại thu nhập. Để có tiền trang trải cuộc sống, họ phải làm nhiều công việc khác như massage, nhân viên chăm sóc khách hàng... Đến như dàn nhạc Hy Vọng đã hoạt động rất lâu nhưng cũng không có bất kỳ quỹ hay kinh phí hoạt động nào.

Đó là điều khiến nghệ sĩ Trần Quốc Hoàn rất trăn trở: “Chúng tôi có thời gian dài học nhạc trong trường. Có những người học 12-13 năm rất gian nan, nhiều người phải nghỉ học giữa chừng. Những người may mắn tốt nghiệp thì rất khó vào được các đoàn ca nhạc.

Âm nhạc có thể mang lại niềm vui, có nhiều cơ hội giao lưu, mở mang quan hệ xã hội, nhưng để có cuộc sống ổn định về vật chất, kinh tế thì rất khó. Tôi luôn mong có một sân khấu, một nơi nào đó để biểu diễn thêm thu nhập trang trải được cuộc sống, vừa để thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc không chỉ của riêng tôi mà còn của các thành viên trong nhóm”.

Sắp tới, lần đầu tiên ban nhạc Hy Vọng sẽ có một đêm nhạc của riêng mình với tên gọi “Thanh âm Hy Vọng” vào ngày 4/7 tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội. Ban nhạc sẽ biểu diễn một số tác phẩm mang âm hưởng dân gian như chèo, quan họ, chầu văn, nhã nhạc cung đình Huế... và một số tác phẩm đương đại. Chương trình sẽ có phần biểu diễn giao lữu giữa ban nhạc Hy Vọng và các khán giả.

Thông qua chương trình, ban nhạc hy vọng sẽ có thêm sự quan tâm của cộng đồng, gây quỹ để ban nhạc hoạt động lâu dài, một phần để ủng hộ thành viên ban nhạc, nghệ sĩ sáo trúc Văn Linh đang bị suy thận giai đoạn cuối./.

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi