Breaking News

Vĩnh biệt Thanh Phúc - người nhạc sĩ quân đội tài hoa

Trong đoạn phim tài liệu thường được chiếu trên Đài Truyền hình Việt Nam dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô (10/10) có hình ảnh một chiến sĩ kéo đàn Accordéon (Phong cầm) đi cạnh 2 chiến sĩ cầm cờ ở hàng đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Hà Nội (1954) – đó là nhạc sĩ Thanh Phúc.

Bao nhiêu năm nay, trong những buổi duyệt binh và diễu hành chào mừng ngày lễ Quốc khánh của đất nước, vẫn vang lên tiếng nhạc hùng tráng của dàn nhạc kèn nghi lễ quốc gia hòa tấu bài “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi” - một sáng tác của nhạc sĩ Thanh Phúc.

Những năm 60 của thế kỷ trước, Thanh Phúc là biên tập viên của chương trình phát thanh quân đội (chuyên mục Chiến sĩ ta ca hát, sau đổi thành Chiến sĩ ta sinh hoạt văn hóa văn nghệ), còn tôi là biên tập viên chương trình ca nhạc (trong đó có cả Dân ca và nhạc cổ truyền).

vinh biet thanh phuc - nguoi nhac si quan doi tai hoa hinh 1
Nhạc sĩ Thanh Phúc (trái) và nhạc sĩ Dân Huyền (phải).

Nhiều lần đi thu thanh các đơn vị quân đội, anh Phúc thường rủ tôi cùng đi để thu thêm các bài hát dân ca, khi cần thiết thì dùng chung cho cả đôi bên. Có những lần không xin xe thu thanh to, mà chúng tôi chỉ mang theo máy thu thanh bán dẫn Sony xách tay TC400. Nếu tôi làm nhiệm vụ kỹ thuật thu thanh thì anh Phúc lo sắp xếp và chỉ huy cho người hát và dàn nhạc, ngược lại khi tôi chỉ huy thì anh Phúc thu thanh. Biết rằng làm cách này rất vất vả, nhưng vui thật vui.

Các anh Hồng Lân (Trưởng phòng biên tập phát thanh Quân đội), anh Văn An (Tổ trưởng biên tập văn nghệ Quân đội) đã khen sự kết hợp ấy và mong được tiếp tục như vậy. Càng ngày chúng tôi gần nhau và hiểu nhau hơn trong nghề nghiệp và biết thêm nhau trên bước đường nghệ thuật.

Nhạc sĩ Thanh Phúc sinh ngày 25/2/1933 tại Làng Đường Lâm, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). 13 tuổi đã là đội viên Đội văn nghệ tuyên truyền kháng chiến thuộc Ty Thông tin tỉnh Phú Thọ. Thanh Phúc đã qua nhiều đơn vị công tác như: Văn công đại đoàn 312, Đoàn Ca múa Tổng cục chính trị.

Tại đây Thanh Phúc đã có sáng tác đầu tay là ca khúc “Người Mèo (Mông) ơn Đảng”: Đây sườn núi lưng đèo người Mèo ca hát/ Sao còn có trên trời người Mèo ơn Đảng/ Bao đời nay sống đời lam lũ/ Nay đời sống dân Mèo từ đây sáng rồi… Bài này được phổ biến rất rộng rãi ở các địa phương có bà con dân tộc Mông sinh sống, và được giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Sau đó anh được điều về Đoàn văn công quân chủng Phòng không Không quân. Từ năm 1968 Thanh Phúc chuyển về làm biên tập văn nghệ chương trình Phát thanh Quân đội của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN). Cũng như các biên tập viên khác ở Đài, Thanh Phúc vừa biên tập các chương trình, nhưng cũng dành thời gian sáng tác để phục vụ các nhiệm vụ chính trị.

Nhiều bài hát của nhạc sĩ Thanh Phúc đã được thính giả Đài TNVN yêu thích và đề nghị được nghe lại nhiều lần như: "Hà Giang quê tôi". "Bài ca xây dựng", "Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi" (lời Hải Hồ), "Nhớ giọng hát Bác Hồ" (lời Tạ Hữu Yên), "Bài hát Hồ Chí Minh giữa thành phố tên vàng"…

Tôi đã có lần ngồi với Văn An và Thanh Phúc để phân loại thư từ hàng trăm thính giả gửi về Đài mà Thanh Phúc gom lại chia ra các thành phần, các tỉnh yêu cầu nghe lại ca khúc “Hà Giang quê tôi”. Đây là bài hát được nhiều người hát, vượt ra ngoài biên giới tỉnh Hà Giang. Một bức tranh thiên nhiên được nhạc sĩ phác họa bằng âm thanh sống động với màu sắc tươi rói khiến người bản địa tự hào, người nơi khác đến thích thú, nhớ mãi, không muốn rời chân.

“Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây
Có rừng cây thiên nhiên xanh biếc một màu
Đây Hà Giang, đây Hà Giang quê chúng tôi
Gỗ vùng cao về xuôi xây đời mới
Thắm tình giữa miền xuôi với miền ngược
Có ai về khơi thêm nguồn hàng
Mời lên thăm đây Hà Giang
Ôi đẹp sao, đây vùng cao quê tôi đang đổi mới.
Này quà vùng cao đem tới miền xuôi
Đây chè quê tôi vui những ai hẹn hò
Hà Giang mến yêu ơi, Hà Giang mến yêu ơi.

Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây
Có đường đi trên mây lên tới cổng trời
Đây Hà Giang, đây Hà Giang quê chúng tôi
Khắp vùng cao giờ đang thay đổi mới
Những nhà máy lại vang tiếng còi tầm
Tiếng nhạc ngựa đi theo nguồn hàng
Về Yên Biên cho phiên chợ vui
Ôi đẹp sao, đây Hà Giang quê tôi đang đổi mới.
Điện về muôn nơi vui tiếng trẻ thơ
Đây cầu Thanh niên cho những ai hẹn hò
Hà Giang mến yêu ơi, Hà Giang mến yêu ơi
Hà Giang mến yêu của tôi...”.

Thanh Phúc tâm sự: "Bố tôi là Nguyễn Văn Trung, chiến sĩ quân giới. Cụ theo đơn vị lên ATK Hà Giang nên cả nhà theo lên gắn bó với Hà Giang từ những cuối năm 1946. Từ ngày xa nơi chôn rau cắt rốn, lang bạt khắp các tỉnh trong cuộc đời bộ đội, tôi coi đâu cũng là quê hương, chính tình cảm ấy đã dịu bớt nỗi nhớ Đường Lâm. Các bài hát về Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Trị... đều là nỗi nhớ quê hương dồn nén của tôi, mà thành nốt nhạc, lời ca da diết.

Tôi ở Hà Giang bao nhiêu mùa xuân và đồng bào các bản làng xa xôi, hẻo lánh của vùng sơn cước nơi địa đầu Tổ quốc, còn đói ăn, thiếu mặc, mà mới sau 2 năm giải phóng, trẻ em đã đi học, nhiều người biết chữ, tôi hỏi: "Các bạn học bao giờ mà đã đọc được chữ thế?". Nhiều em gái, em trai trả lời: “Ây dà, cái chữ do Đảng đem đến cho đấy, trước đây không ai biết chữ đâu”. Thế là đêm về tôi viết một mạch được bài "Người Mèo ơn Đảng". Viết theo sự thôi thúc và tình cảm của trái tim, chứ lúc đó đã có chút tư duy nào về khúc thức đâu!

Năm 1959 vào trường Âm nhạc, tôi mới có điều kiện học kỹ về lý luận sáng tác và chỉ huy, đến khi ra trường cứ thế là viết thôi. Bài “Hà Giang quê tôi” có “lên tay” hơn. Khi viết bài này tôi lại nhớ bố tôi, nơi đó bố tôi đã mất và Hà Giang vẫn giữ phần mộ của bố tôi. Cả 2 bài hát ấy là kỷ niệm của mình với Hà Giang".

Thời gian Thanh Phúc phụ trách chuyên mục “Chiến sĩ ta sinh hoạt văn hóa văn nghệ” của buổi phát thanh quân đội nên thường đi các đơn vị bộ đội để làm chương trình. Từ đó đã phát hiện ra nhiều chiến sĩ có năng khiếu và giọng hát đầy tiềm năng như: Thanh Vinh, Lê Dung, Tường Vi, Bích Việt. Hồng Liên... Từ đó đề nghị đơn vị cho đào tạo, huấn luyện trở thành chuyên nghiệp và là những giọng hát vàng của đất nước. 

Năm 1989, lúc đó Thanh Phúc đã 43 tuổi quân, 56 tuổi đời, mang hàm Trung tá thì được về hưu. Sức khỏe yếu nhiều, nhất là sau khi mổ dạ dày, đành bỏ nhạc mà ngồi viết tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện cười. Ví như cuốn: "Bến đợi", "Mẹ ở đâu?"... đã được phát hành.

Ngoài những huân, huy chương về kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, về sự nghiệp báo chí, văn hóa quần chúng, phát thanh, truyền hình, Thanh Phúc còn được một huy chương về sự nghiệp xây dựng Hà Giang và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông thường nói với tôi rằng: "Mình rất vui và tự hào về những giải thưởng đó. Nhưng phần thưởng cao quý nhất vẫn là sự tồn tại của các tác phẩm được đông đảo thính giả mến mộ"./.

VOV.VN - Nhạc sĩ của nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Người Mèo ơn Đảng", "Bài ca xây dựng"... Nguyễn Thanh Phúc đã qua đời ở tuổi 88.

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi