Hải Phòng phát lộ bãi cọc nghi liên quan đến chiến trận Bạch Đằng 1288 - Học Cắt Tóc Ở Hà Nội

Breaking News

Hải Phòng phát lộ bãi cọc nghi liên quan đến chiến trận Bạch Đằng 1288

Ngày 18/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết, cơ quan này vừa gửi tờ trình đến UBND TP Hải Phòng đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ mới phát hiện nghi liên quan đến chiến trận Bạch Đằng năm 1288, tại xã Lại Xuân (Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Theo báo cáo của UBND huyện Thủy Nguyên, ngày 9/2, gia đình ông Đào Văn Đến (thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên) phát hiện 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi bơm nước để thu hoạch cá.

Hải Phòng lại phát lộ bãi cọc nghi liên quan đến chiến trận Bạch Đằng 1288 - 1

Khu vực phát hiện cọc gỗ nằm ở ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc và đang là ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến.

Ngày 12/2, các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức khảo sát khu vực và thấy rằng, các cọc gỗ tại khu vực ao nhà ông Đào Văn Đến có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288 tại Hải Phòng.

Hiện, khu vực phát hiện cọc gỗ nằm ở ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc. Khu vực này cũng là ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến. Một số cọc có dấu hiệu bị hủy hoại như: các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá.

Đặc biệt, gia đình ông Đến đang hút bùn, cải tạo mặt đáy để nuôi cá, nếu không kịp thời tổ chức khai quật khẩn cấp thì những di tích cọc gỗ trên sẽ bị hủy hoại và không thể nghiên cứu đánh giá tổng thể trận chiến trên sông Bạch Đằng.

Cũng theo đại diện Sở Văn hóa – Thể thao Hải Phòng, trong một vài ngày tới, sau khi có ý kiến chấp thuận cấp phép của UBND TP Hải Phòng, Viện khảo cổ học Việt Nam phối hợp các cơ quan chức năng của TP Hải Phòng và chính quyền địa phương sẽ tổ chức khai quật bãi cọc này.

Hải Phòng lại phát lộ bãi cọc nghi liên quan đến chiến trận Bạch Đằng 1288 - 2

Bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng) được phát hiện vào tháng 10,11/2019.

Gần 3 tháng trước, người dân cũng phát hiện hàng chục cọc gỗ có niên đại gần nghìn năm tuổi tại cánh đồng thôn Cao Quỳ, xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Ngày 27/11, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp Bảo tàng Hải Phòng khai quật khảo cổ tại khu vực trên.

Kết quả khai quật 950m2, với 3 hố khai quật phát hiện 27 cọc (hố 1 diện tích khai quật 280m2, phát hiện 17 cọc; hố 2 diện tích khai quật 198m2, phát hiện 2 cọc, và hố 3 diện tích khai quật 472m2, phát hiện 8 cọc).

Trong quá trình khai quật bãi cọc cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, Viện Khảo cổ học phối hợp Bảo tàng Hải Phòng tiếp tục khảo sát các di tích, các dòng sông cổ, các bến cổ thuộc xã Liên Khê.

Trong quá trình khảo sát được nhân dân địa phương cung cấp: Gia đình ông Nguyễn Công Từ, bà Nguyễn Thị Chế (thôn 3, làng Mai Động), cách đây khoảng 30 năm, trong quá trình canh tác trên cánh đồng Cao Quỳ (sát hố 1) thấy 10 cọc gỗ.

Tương tự, ông Trần Văn Do (thôn 7, làng Quỳ Khê) phát hiện 3 cọc gỗ tại cánh đồng thôn vào những năm 70, đường kính cọc từ 35-50cm. Ngoài ra, tại đầu Núi Chẹo và Hang Trê (thôn 7, làng Qùy Khê), người dân phát hiện 11 cọc gỗ…

Ngoài việc khảo sát hệ thống cọc gỗ tại cánh đồng Cao Quỳ và cánh đồng làng Quỳ Khê, Bảo tàng Hải Phòng và Viện Khảo cổ còn nghiên cứu các di tích đền Thụ Khê, chùa Mai Động, chùa Thiểm Khê được xếp hạng di tích quốc gia năm 1993, liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Những di tích này còn ghi đậm dấu ấn vào 1288, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn về đây khảo sát trận địa, tập luyện binh mã cho trận chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1288.

Theo Bảo tàng Hải Phòng, kết quả khảo sát và khai quật khảo cổ tại xã Liên Khê cho thấy, các cọc phân bố theo chiều Đông - Tây, đường kính từ 26 - 46cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo, các cọc phân bố không thẳng hàng và căn cứ vào kết quả giám định niên đại cho thấy, các cọc gỗ có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn mà buộc quân Mông - Nguyên đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn.

Khi vào bãi cọc này, toàn bộ quân Mông - Nguyên bị nhấn chìm xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt./.

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi